Ở bài viết này chúng ta cùng IBAOHIEM tìm hiểu về “Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư” nhé
Tổng quan
Cuộc sống đô thị phát triển, người dân từ khắp các nơi đổ dồn về sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Dưới áp lực của việc gia tăng dân số nhanh chóng, các toà chung cư mọc lên ngày càng nhiều tại hai thành phố này. Bên cạnh các tiện ích gia tăng về nơi ở, giá cả phải chăng, an ninh tốt, gần trung tâm và có nhiều phân khúc giúp căn hộ chung cư trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các gia đình.
Việc phát triển nhanh chóng các khu chung cư cũng lại đang tạo ra những rủi ro tiềm tàng về nguy cơ cháy nổ. Hàng năm, các vụ cháy nổ lớn nhỏ vẫn xuất hiện ở rất nhiều các khu chung cư trên cả nước. Nguyên nhân cháy nổ có thể đến từ việc chập điện, việc sửa chữa hàn xì không đảm bảo, việc sơ xuất của người dân trong khi sinh hoạt… Tất cả đều gây thiệt hại rất lớn cho chủ nhà trong việc khắc phục sửa chữa sau cháy.
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã ban hành ngày 31/07/2014 quy định rõ tại điều 9 phụ lục 1 rằng Nhà chung cư làm một trong những cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Và nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định thêm về việc chủ sở hữu nhà chung cư là đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Để đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho căn chung cư của mình, khách hàng có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm cháy nổ chung cư theo các mức sau:
BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút
Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư
Đối với căn hộ chung cư có hệ thống chữa cháy tự động.
Tỉ lệ phí bảo hiểm cháy nổ của các căn hộ có hệ thống chữa cháy tự động hiện đang được quy định ở mức khá thấp là: 0,05% / năm (chưa bao gồm VAT).
Giá trị tham gia bảo hiểm là giá trị thị trường của căn chung cư tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Ví dụ: Căn hộ tham gia bảo hiểm có giá trị 1 tỉ đồng. Phí bảo hiểm cháy nổ sẽ là 550.000 đ/năm (Phí bảo hiểm đã bao gồm VAT).
Đối với căn hộ chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động.
Tỉ lệ phí bảo hiểm của các căn hộ thuộc dạng này được quy định cao gấp hai lần so với các căn chung cư có hệ thống chữa cháy tự động. Tỉ lệ phí này được xây dựng dựa trên xác suất các toà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động có nguy cơ cao hơn nhiều. Rủi ro vì thế cũng lớn hơn. Tỉ lệ phí được quy định là 0,1% (chưa bao gồm VAT)
Giá trị tham gia bảo hiểm là giá trị thị trường của căn chung cư tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Ví dụ: Căn hộ tham gia bảo hiểm có giá trị 1 tỉ đồng. Phí bảo hiểm cháy nổ sẽ là 1.100.000 đ/năm (Phí bảo hiểm đã bao gồm VAT)
Trong cả hai trường hợp trên, nếu khách hàng tham gia bảo hiểm cho giá trị ngôi nhà thấp hơn giá trị thực tế thì khi xảy ra bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ.
Trong trường hợp chủ căn hộ khó có thể xác định giá trị được căn nhà, nhưng vẫn muốn đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình khi không may tổn thất có thể tham gia bảo hiểm cho căn chung cư theo loại hình bảo hiểm Nhà Tư Nhân.
Bảo hiểm Nhà tư nhân
Phạm vi đơn bảo hiểm nhà tư nhân sẽ bảo vệ các rủi ro:
- Cháy, Sét
- Nổ
- Giông, Bão, Lũ lụt
- Vỡ hoặc Tràn nước
- Va chạm với ngôi nhà
- Trộm cướp
Chủ nhà chỉ cần xác định mức Giới hạn bồi thường phần ngôi nhà để tham gia bảo hiểm là đảm bảo quyền lợi. Mức giới hạn bồi thường này sẽ được chủ nhà tuỳ chọn từ 300 trđ – 5 tỉ đồng.
Ví dụ: Căn chung cư có giá trị 2 tỉ đồng. Chủ nhà tham gia bảo hiểm nhà tư nhân với mức giới hạn trách nhiệm phần ngôi nhà là 500 trđ. Khi không may xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế mà không tính tỉ lệ.
Ngoài ra, chủ nhà cũng có thể tham gia bảo hiểm cho các tài sản bên trong ngôi nhà với thủ tục rất đơn giản mà không cần phải kê khai.
Xem chi tiết Bảo hiểm nhà tư nhân tại đây: Bảo hiểm nhà tư nhân
Với việc đơn giản hoá thủ tục khi cấp đơn, cam kết vững chắc khi bồi thường và quyền lợi đa đạng, phí bảo hiểm thấp, iBaohiem tin rằng loại hình bảo hiểm Nhà chung cư sẽ trở nên quen thuộc với mọi người dân.
Đừng để khi không may xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm, vì lúc đó sẽ không có doanh nghiệp bảo hiểm nào có thể bảo vệ được cho bạn. Hãy bảo vệ chính tổ ấm của mình ngay từ hôm nay.
Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Tài liệu tham khảo
1/ Nghị định 23/2018/NĐ-CP
Chi tiết nghị định tại đây: Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ
2/ Nghị định 79/2014/NĐ-CP
Xem thêm: Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật phòng cháy và chữa cháy
3/ Nghị định 97/2021/NĐ-CP
Xem thêm: Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 23/2018/NĐ-CP
Liên hệ nhanh