Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm không còn là thuật ngữ xa lạ với bất kỳ đối tượng nào nữa, nếu có thì chỉ khác nhau về đối tượng được bảo hiểm trong từng mối quan hệ khác nhau. Bảo hiểm hàng hóa được đặt ra khi tồn tại những rủi ro rất lớn tác động đến sự an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với thương mại quốc tế.
Có thể hiểu như sau: Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.
Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Theo phạm vi địa lý
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Dành cho các hàng hóa được vận chuyển trên toàn cầu bằng các phương tiện như đường bộ, đường hàng không, đường thủy hay đường sắt.
Theo nhu cầu và ngân sách
Tùy theo nhu cầu kinh doanh và ngân sách tài chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia “Bảo hiểm hàng hóa” theo hai hình thức:
Bảo hiểm theo chuyến; hoặc
Bảo hiểm theo Hợp đồng mở sẵn cả năm
Một số thông tin về bảo hiểm hàng hóa
Điều kiện thông thường:
+ Điều kiện loại A
+ Điều kiện loại B
+ Điều kiện loại C
Điều kiện đặc biệt:
+ Chiến tranh
+ Đình công
Điều kiện tham gia bảo hiểm hàng hóa là gì?
Để có thể tham gia bảo hiểm hàng hóa, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Đối tượng bảo hiểm hàng hóa
Là một vật thể, một tài sản, một quyền lợi dễ gặp phải rủi ro
Được vận chuyển trong phạm vi trong nước và trên toàn cầu
Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm có hiệu lực trong khoảng thời gian từ khi hàng hóa bắt đầu được vận chuyển tới khi vận chuyển tới nơi
Rủi ro xảy ra trong quá trình lưu kho tạm thời tại bất cứ nơi nào trong quá trình vận chuyển
Rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển hay bưu điện bảo đảm
Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình lưu kho, di chuyển nội bộ hoặc rủi ro kết hợp.
Những thông tin cần cung cấp
Để có thể mua bảo hiểm hàng hóa, các doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ sở bán bảo hiểm các thông tin đầy đủ sau:
Họ và tên người được bảo hiểm, tên chủ phương tiện, loại phương tiện, số đăng ký của các phương tiện vận tải
Thông tin về lô hàng hóa vận chuyển, bao gồm tên hàng, loại bao bì sản phẩm, ký hiệu, quy cách đóng gói, số lượng, trọng lượng và giá trị hàng hóa
Hành trình của hàng hóa, gồm nơi đi, nơi đến của hàng, ngày vận chuyển dự kiến và phương tiện vận chuyển.
Lưu ý: Những thông tin cần cung cấp có thể khách nhau tùy theo từng đơn bảo hiểm cụ thể.
BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi “C” cộng với phí bảo hiểm “I” và cước phí vận chuyển đến cảng “F” tức là bằng giá CIF. Ngoài ra để thoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn thực chất chỉ là bảo hiểm phần lãi dự kiến. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều công ty thì trách nhiệm của các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm. Như vậy, số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ về bảo hiểm trùng:
Công ty A có một kiện hàng hóa có giá trị là 100.000 USD, công ty này tiến hành mua bảo hiểm tại công ty Bảo minh chẳng hạn là 70% giá trị (tức 70.000 USD); song song đó, công ty A lại đi mua tại Prudential (hay AIA cũng được) với số tiền bảo hiểm là 70% giá trị (tức là 70.000 USD). Đương nhiên công ty A mong đợi là hai công ty bảo hiểm này không biết gì về chiêu trò này. Vậy, tổng số tiền bảo hiểm cho kiện hàng này là 140.000 USD.
Khi tàu gặp nạn, hàng hóa bị tổn thất toàn bộ. Thì công ty A cũng chỉ nhận về số tiền bồi thường là 100.000 USD (theo hình thức bảo hiểm vượt giá trị) do 2 công ty bảo hiểm sẽ tự chia số tiền bồi thường theo tỷ lệ. Vì khi một con tàu gặp nạn trên biển thì các công ty bảo hiểu đều biết và xét xem nó có thuộc phạm vi trách nhiệm của mình không. Do vậy, mặc dù công ty A phải trả nhiều phí bảo hiểm vì mua vượt giá trị nhưng số tiền bồi thường vẫn không lớn hơn giá trị (không nói đến bảo hiểm phần lãi ước tính ở đây).
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra. Thực chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Tiền hàng, F: Cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
CIF: là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm.
R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có).
Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORKS, CFR (CNF)…
Cụ thể, công thức tính phí bảo hiểm hàng XNK các loại giá trên như sau:
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thoả thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá EX-Works là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thoả thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Works hoặc 110% trị giá EX.
– Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hoá (FOB hoặc EX-Works) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham giá bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.
Ví dụ 1 : Công ty VN yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ cảng của Nga về cảng Việt nam ( giá C&F-HẢI PHÒNG PORT) , với giá trị lô hàng là 20 triệu USD (đã có cước vận chuyển). Hàng không xếp trong container được chở trên tàu đi biển đóng năm 2010 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm: A (mọi rủi ro). Tính phí như sau:
– Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa R = 0,5% + 0,02% = 0,52% (trong đó tỷ lệ phí chính =0,5%, phụ phí tuyến châu Âu = 0,02%).
Theo công thức: CIF = (C+F) : (1-R)
Ta có: 20.000.000USD : (1 – 0,52%) = 20.104.543,62 USD,
Phí bảo hiểm (I) = 20.104.543,62 USD x 0,52% = 104.543,62 USD.
+ Trường hợp mua bảo hiểm 110% thì tổng số tiền bảo hiểm bằng 110%*CIF (I = CIF x R x 110%).
+ Trường hợp đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, C&F, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại số tiền bảo hiểm bằng hình thức cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa XNK một Giấy sửa đổi bổ sung:
+ Phần chênh lệch tăng: thanh toán thêm phí bảo hiểm hàng hóa.
+ Phân chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả phí bảo hiểm hàng hóa.
+ Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung đều không thu lệ phí bảo hiểm hàng hóa.
Công thức tính phí bảo hiểm hàng xuất khẩu và nhập khẩu là như nhau.
Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
Ví dụ 2:
Công ty A nhập khẩu 15.000MT phân bón đóng bao DAP giá FOB (Indonesia) là 200 USD/tấn. Cước vận tải về cảng Cát Lái: 10 USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA (tuổi tàu 25 tuổi). Lô hàng tham gia bảo hiểm 110%CIF Cát Lái theo điều kiện (Clause) A. Tính tổng phí bảo hiểm Công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên.
Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu như sau:
– Tính số tiền bảo hiểm:
+ Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000MT = 3,000,000 USD (C)
+ Tổng cước vận tải phải trả: 10USD x 15.000MT = 150,000 USD (F)
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A, giả sử = 0,30%
+ Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí (nếu có). Giả sử không tính phụ phí.
R = 0,30%
+ Quy đổi thành giá CIF (nếu có):
CIF = (C + F)/(1-R) = 3,150,000/0,7 = 3,160,112 USD
+ Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 3,160,112 x 110% = 3,476,123 USD
– Tính phí bảo hiểm:
+ Phí hàng hoá = STBH x R = 3,476,123 USD x 0,30% = 10,428.37 USD
+ Phí tàu già (tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%)
Phí bảo hiểm =3,476,123 USD x 0,125% = 4,345.15USD.
BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút
Chi tiết một số sản phẩm bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa Bảo Việt
Tại Bảo hiểm Bảo Việt, chúng tôi cung cấp các gói sản phẩm sau:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo các điều khoản của Hiệp hội Bảo hiểm London hay của các quốc gia khác trên thế giới phù hợp với tập quán thương mại và bảo hiểm quốc tế.
Tùy theo nhu cầu kinh doanh và ngân sách tài chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia “Bảo hiểm hàng hóa” theo hai hình thức:
Bảo hiểm theo chuyến; hoặc
Bảo hiểm theo Hợp đồng mở sẵn cả năma
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
1. Đối tượng bảo hiểm: Hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
2. Phạm vi bảo hiểm:
(Theo Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam – QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt)
Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Cháy hoặc nổ
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn, đâm va nhau hoặc va vào vật thể khác
- Cây gãy đổ; cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ
- Phương tiện chở hàng mất tích
- Tổn thất chung
Chi phí được bảo hiểm là những chi phí hợp lý cho việc:
- Phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm (do Người được bảo hiểm/người làm công/đại lý của họ đã chi ra)
- Dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
- Giám định và xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
3. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Đối tượng bảo hiểm: Hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới.
2. Phạm vi bảo hiểm:
(Theo Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt và ICC “A”, “B”, “C” 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London)
Tổn thất được quy hợp lý cho:
- Cháy, nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước
- Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn
Tổn thất gây ra bởi:
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng khỏi tàu
- Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị mất tích
- Nước cuốn hàng khỏi tàu
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
- Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, container, nơi chứa hàng
- Tổn thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi trong khi xếp lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan
- Cướp biển
- Các rủi ro đặc biệt
3. Phí bảo hiểm: Công thức tính phí bảo hiểm như sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng
Bảo hiểm hàng hóa PVI
Khả năng kết nối toàn cầu, phạm vi bảo hiểm toàn diện đã tạo nên thế mạnh của Bảo hiểm PVI trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Khách hàng của chúng tôi dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều rất hài lòng với các chuyên gia tư vấn kỹ thuật, xử lý mất mát, thiệt hại về hàng hóa xảy ra với mọi loại hình vận tải.
Sản phẩm:
- BH Hàng hóa xuất nhập khẩu – Hàng hóa A_CL 252
- BH Hàng hóa xuất nhập khẩu – Hàng hóa B_CL 253
- BH Hàng hóa xuất nhập khẩu – Hàng hóa C_CL 254
- BH Hàng hóa xuất nhập khẩu – Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không_CL 259
- BH Hàng hóa vận chuyển nội địa
Khách hàng tiêu biểu
- PV Oil, PV Gas, PETEC
- Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau
- Vinacomin
- Tổng Cty lương thực miền Bắc, miền Nam;
- Xi măng Bút Sơn, Hà Tiên,…
- Hòa Phát, FPT
Và nhiều hãng bảo hiểm khác, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Liên hệ và tư vấn
Sau khi quý khách hàng đã tìm hiểu về sản phẩm và quý khách hàng cần tư vấn hoặc liên hệ mua bảo hiểm, quý khách hàng vui lòng làm theo các cách sau đây:
1/ Cách 1: Gửi hỗ trợ hoặc thông tin qua các form trên bài viết hoặc website.
2/ Cách 2: Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
3/ Cách 3: Gửi email yêu cầu tới hòm thư: kinhdoanh@ibaohiem.vn nội dung yêu cầu được tư vấn hoặc giải đáp. Lưu ý: quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để tư vấn viên có thể liên hệ một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
4/ Cách 4: Gửi tin nhắn Viber hoặc zalo qua số điện thoại: 0966 490 888 với nội dung là cần hỗ trợ hoặc tư vấn.
BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút
Liên hệ nhanh