Lịch sử hình thành và phát triển
Bảo hiểm tàu thuỷ là nghiệp vụ đầu tiên của ngành bảo hiểm. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm gắn liền với những con tàu. Từ nước Anh xa xôi, vào khoảng thế kỉ thứ 17, những người đi tàu nhận thấy rủi ro của các chuyến hải trình là rất lớn. Những chủ tàu khi đó đã nghĩ ra một hình thức là tự đóng góp một số tiền nhỏ với nhau, để khi một trong những con tàu đó không may xảy ra rủi ro thì sẽ được hỗ trợ. Đó là hình thức sơ khai ban đầu của bảo hiểm ngày nay.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm Bảo Việt (trước đây là công ty Bảo hiểm Việt Nam) là đơn vị bảo hiểm được thành lập đầu tiên vào năm 1964. Tháng 01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ đầu tiên của ngành bảo hiểm tại Việt Nam khi đó cũng chính là bảo hiểm tàu thuỷ, bên cạnh bảo hiểm hàng hoá. Chi nhánh duy nhất của Bảo Việt khi đó được đặt tại Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất miền bắc, phục vụ chủ yếu khách hàng tàu thuỷ và hàng hoá.
Các loại hình bảo hiểm tàu thuỷ
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu (Hull): là loại hình bảo hiểm cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm hoạ của biển, sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như chìm, đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gãy trục cơ….
Trong bảo hiểm thân tàu thuỷ, có 2 loại hình để khách hàng lựa chọn tham gia: “Điều kiện bảo hiểm A” và “Điều kiện bảo hiểm B”.
Khi khách hàng tham gia bảo hiểm thân tàu theo điều kiện A, các công ty bảo hiểm sẽ nhận bồi thường tổn thất toàn bộ (thực tế hay ước tính) hay tổn thất bộ phận cho các mất mát và hư hại đối với tàu do các nguyên nhân sau:
- Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
- Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hay nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.
- Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ nơi khác gây tổn thất cho tàu.
- Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế, giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra đối với thân tàu được bảo hiểm.
- Mất tích.
- Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh.
- Bão tố, sóng thần, gió lốc.
- Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hay khi tàu đang neo đậu, lên đà sửa chữa ở xưởng.
- Sơ xuất của thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.
- Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật gây ra.
- Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ, chi phí trục vớt hoặc chi phí tố tụng đã được công ty bảo hiểm chấp nhận trước. Chi phí kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Đóng góp chi phí tổn thất chung. Chi phí kiểm tra đáy tàu khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiện được tổn thất.
Khi khách hàng tham gia bảo hiểm thân tàu theo điều kiện B, các công ty bảo hiểm sẽ nhận bồi thường tổn thất toàn bộ (thực tế hoặc ước tính) cho các mất mát và hư hại đối với tàu do các nguyên nhân sau:
- Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.
- Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hay nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng
- Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ nơi khác gây tổn thất cho tàu.
- Mất tích
- Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh.
- Bão tố, sóng thần, gió lốc.
- Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hay khi tàu đang neo đậu, lên đà sửa chữa ở xưởng.
- Sơ xuất của thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.
- Chi phí cứu hộ hoặc chi phí trục vớt là hậu quả trực tiếp do những nguyên nhân trên gây ra nhằm hạn chế, ngăn ngừa tổn thất toàn bộ xảy ra đối với tàu được bảo hiểm.
Các điểm loại trừ thường gặp trong bảo hiểm thân tàu: Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan sau đây, dù những chi phí đó do những rủi ro được bảo hiểm gây ra:
- Chi phí liên quan đến việc chậm trễ của tàu;
- Cạo hà, gò rỉ, sơn lườn và đáy tàu;
- Lương và các khoản phụ cấp/trợ cấp lương của thuỷ thủ đoàn, trừ trường hợp tổn thất chung;
- Đưa tàu đến nơi sửa chữa;
- Thu thập hồ sơ khiếu nại;
- Tiền cước vận chuyển hay tiền cho thuê tàu;
- Chi phí sửa chữa, thay thế cho bản thân bộ phận bị khuyết tật ngầm.
- Công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát hoặc tổn thất liên quan tới tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, đá quý, đồ vật quý hiếm hoặc các tài sản không cần thiết cho một chuyến đi thông thường.
Phí bảo hiểm thân tàu thường được tính dựa vào các yếu tố sau:
- Giá trị tàu tham gia bảo hiểm.
- Tuổi của tàu (dựa vào năm đóng).
- Nguyên vật liệu của vỏ tàu (sắt, gỗ, composite…).
- Vùng hoạt động của tàu.
- Tổng dung tích tàu hay số chỗ (đối với tàu khách, tàu ngủ đêm…)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I): là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và các chi phí theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra, bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn của tàu được bảo hiểm mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm dân sự theo Luật pháp hay theo quyết định của toà án như:
- Chi phí liên quan đến ô nhiễm dầu;
- Chi phí liên quan đến đánh dấu, di chuyển xác tàu;
- Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn;
- Chi phí liên quan đến tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự;
- Chi phí liên quan đến thiệt hại thân thể hay tổn thất vật chất đối với thuyền viên hay người thứ ba không phải thuyền viên trên tàu được bảo hiểm;
- Chi phí do gây thiệt hại với các vật thể cố định hay di động;
- Trách nhiệm đâm va;
- Trách nhiệm với hàng hoá được chuyên chở trên tàu được bảo hiểm;
- Trách nhiệm với hành khách;
- Trách nhiệm đối với các phương tiện được lai kéo.
Các loại trừ thường gặp trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu:
- Tàu không đủ khả năng hoạt động, không Giấy phép, đăng kiểm hết hạn, hoạt động ngoài phạm vi cho phép.
- Hành động cố ý của người được bảo hiểm, đại lý, thừa sai.
- Vi phạm lệnh cấm, vi phạm nghiêm trọng Luật giao thông hoặc hoạt động kinh doanh trái phép.
- Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng đúng quy định, thuyền viên say rượu hoặc dùng chất kích thích.
- Hao mòn cũ kỹ thông thường.
- Nằm cạn, neo đậu cẩu thả, không trực canh.
- Chi phí do chậm trễ, thiệt hại kinh doanh.
- Chi phí cạo hà, sơn lườn hoặc đáy tàu (không bao gồm phần tôn thay mới thuộc trách nhiệm bảo hiểm).
- Chi phí đăng kiểm tàu theo quy định.
- Cước vận tải hoặc tiền cho thuê tàu.
- Lương và phụ cấp của thuyền viên trừ trường hợp tổn thất chung.
- Công tác phí và chi phí liên quan đến thu thập hồ sơ bồi thường.
- Đồ quý hiếm.
- Chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự.
- Bị cướp, bị giữ tàu.
- Tàu được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.
- Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.
- Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.
- Rủi ro hạt nhân, nguyên tử.
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thường được tính phí dựa vào các yếu tố sau:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm.
- Tổng dung tích của tàu / trọng tải/ công suất.
Bảo hiểm tai nạn thuyền viên
Nghề thuỷ thủ là một trong những nghề nghiệp có mức độ rủi ro khá cao. Do lênh đênh trên biển nhiều ngày liền, thuyền viên thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro về ốm bệnh, tai nạn. Bảo hiểm thuyền viên gần như là một loại hình bảo hiểm bắt buộc khi tàu đi vào một số quốc gia.
Phạm vi bảo hiểm: Nếu trong thời gian đơn bảo hiểm có hiệu lực, Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể bất ngờ là nguyên nhân duy nhất và hoàn toàn độc lập với bất kỳ nguyên nhân nào khác, dẫn đến Chết, Tàn tật Vĩnh viễn trong vòng (2) hai năm hay làm phát sinh các chi phí y tế thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm, hoặc cho đại diện hợp pháp của Người được bảo hiểm như quy định trong bảng phụ lục hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Các điểm loại trừ trong quy tắc:
- Thương tật, tử vong xảy ra khi người được bảo hiểm đang tham gia (chơi hay tập luyện) vào các hoạt động: lặn dưới nước có sử dụng thiết bị lặn; đấm bốc ; leo núi; các hoạt động trên không (trừ đi lại bằng đường hàng không); đá bóng; môn thể thao bay lượn; săn bắn; phóng lao; hockey trên băng; đi mô tô loại trừ xe đạp chân; đi xe máy; nhảy dù; môn bóng ngựa; gôn; đi thuyền máy; đua các loại; đua ngựa vượt rào; môn nhào lượn trên không; sử dụng máy móc làm mộc; lướt ván và ảo thuật; các môn thể thao mùa đông; đấu vật; du thuyền buồm cách xa bờ biển 5km; tham gia vào lực lượng hoặc các hoạt động hải quân, không quân.
- Thương tật, tử vong do người được bảo hiểm tự tử hoặc có ý định tử tử, cố ý gây thương tích hoặc dấn thân vào nơi nguy hiểm không cần thiết trừ khi có ý định cứu người; hành động phạm tội hoặc tội ác; thương tật do hậu quả của chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, cách mạnh, khởi nghĩa, nổi loạn, bạo loạn dân sự.
- Chết, thương tật thân thể phát sinh trực tiếp hay gián tiếp từ, là hậu quả hay đóng góp bởi: Việc sử dụng chất kích thích hay thuốc ngủ trừ khi người được bảo hiểm chứng minh được rằng họ đã sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc và sự chỉ dẫn y tế của bác sỹ và không phải là điều trị cơn nghiện ma túy hay chất kích thích; Sử dụng rượu bia vượt quá nồng độ theo quy định trong luật Giao thông hiện hành; Thể lực hoặc trí nhớ suy giảm, bệnh hay thương tật có sẵn đã hoặc chưa khai báo.
- Chết, Thương tật thân thể hoặc các Chi phí y tế trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ, là hậu quả hay đóng góp bởi: Thai sản, sinh nở hay ốm đau, bệnh tật mà không phải do tai nạn gây ra; Thương tật thân thể do một nguyên nhân phát triển theo quá trình từ từ; Nguyên liệu vũ khí hạt nhân, bức xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ các nhiên liệu hạt nhân hay từ những chất thải hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân bốc cháy. Theo loại trừ này nổ sẽ bao gồm cả quá trình tự bốc cháy của phân huỷ hạt nhân. Chất phóng xạ, chất độc, chất nổ hay những chất nguy hại khác từ bất kỳ một tổ hợp hạt nhân nổ hay một bộ phận của nó, nhiễm amiăng.
- Thương tật thân thể trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ bệnh hoa liễu hay Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc phải (AIDS) hay các phức hợp liên quan tới AIDS (ARC) cho dù hội chứng này đã bị mắc theo con đường nào.
- Chi phí đi lại trừ khi đã được Công ty bảo hiểm chấp thuận thanh toán bằng văn bản trước khi phát sinh những chi phí đó. Chi phí đi lại chỉ để phục vụ cho điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán.
Với số tiền bảo vệ lên đến 50.000 USD cho mỗi thuyền viên, đơn bảo hiểm tai nạn thuyền viên đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của chủ tàu khi quan tâm đến quyền lợi của thuyền viên.
Liên hệ và tư vấn
Sau khi quý khách hàng đã tìm hiểu về sản phẩm và quý khách hàng cần tư vấn hoặc liên hệ mua bảo hiểm, quý khách hàng vui lòng làm theo các cách sau đây:
1/ Cách 1: Gửi hỗ trợ hoặc thông tin qua các form trên bài viết hoặc website.
2/ Cách 2: Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
3/ Cách 3: Gửi email yêu cầu tới hòm thư: kinhdoanh@ibaohiem.vn nội dung yêu cầu được tư vấn hoặc giải đáp. Lưu ý: quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để tư vấn viên có thể liên hệ một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
4/ Cách 4: Gửi tin nhắn Viber hoặc zalo qua số điện thoại: 0966 490 888 với nội dung là cần hỗ trợ hoặc tư vấn.
BẠN MUỐN TƯ VẤN NGAY? TƯ VẤN VIÊN SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút
Liên hệ nhanh