BẢO HIỂM TRỰC TUYẾN

GIAO BẢO HIỂM TẬN NƠI TOÀN QUỐC

Bảo hiểm PVI là một trong những công ty bảo hiểm TOP đầu tại Việt Nam và có nhiều sản phẩm được đông đảo quý khách hàng cá nhân và tổ chức đón nhận và một trong những sản phẩm đó là sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe PVI. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số gói bảo hiểm sức khỏe hiện nay PVI đang cung cấp nhé

Về bảo hiểm PVI

Tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam thành lập năm 1996, đến năm 2006, PVI là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 với mã chứng khoán PVI. Tháng 8/2011, PVI đã tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Trong đó, Công ty mẹ PVI Holdings thực hiện các chức năng: quản trị vốn, đầu tư, chiến lược – kế hoạch, tổ chức nhân sự, thương hiệu và công nghệ thông tin; các đơn vị thành viên thực hiện chức năng kinh doanh trong các lĩnh vực cốt lõi:

– Tổng công ty Bảo hiểm PVI kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

– Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI kinh doanh tái bảo hiểm

– Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư tài chính

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, PVI đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Forbes Việt Nam vinh danh trong Danh sách “50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam”; tổ chức đánh giá thương hiệu quốc tế Brand Finance bình chọn trong danh sách “50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, thường xuyên nằm trong Danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Thương hiệu Mạnh Việt Nam…

Hiện tại, Tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng năng lực tài chính của Bảo hiểm PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo hiểm PVI ở mức B+ (Tốt).

Thành lập năm 1996, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN) trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số một Việt Nam, dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị trường bảo hiểm như Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối), Hàng hải, Tài sản – Kỹ thuật… và quan trọng hơn, PVI đang sẵn sàng hướng tới trở thành một Định chế Tài chính – Bảo hiểm quốc tế.

Xem chi tiết: Bảo hiểm PVI


cta-banner

BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ TƯ VẤN VIÊN GỌI LẠI CHO BẠN


Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút


    Bảo hiểm sức khỏe PVI

    Tại đây cùng tìm hiểu chi tiết về gói “Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI” 

    Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

    Về sản phẩm

    Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn diện của Bảo hiểm PVI chính là giải pháp tài chính ưu việt giúp bạn bảo vệ cho mọi thành viên trong gia đình, không còn lo lắng về chi phí y tế để an tâm vui sống bên cạnh những người thân yêu.

    Một số thông tin cơ bản

    Đối tượng Bảo hiểm

    Người được bảo hiểm là mọi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 01 đến 60 tuổi (tính theo lần sinh nhật gần nhất).

    Trẻ em dưới 18 tuổi chỉ được nhận bảo hiểm với điều kiện phải tham gia bảo hiểm cùng Hợp đồng với Bố và/hoặc Mẹ, và Số tiển bảo hiểm phải bằng hoặc thấp hơn Số tiền bảo hiểm của Bố và/hoặc Mẹ

    Bảo hiểm PVI không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp sau:

    • Người đang bị bệnh tâm thần, bệnh phong, ung thư
    • Người bị tàn tật hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên
    • Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.

    Quyền lợi Bảo hiểm

    Tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

    Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn

    Trợ cấp ngày trong thời gian điều trị nội trú do tai nạn

    Chi phí y tế do tai nạn

    Điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật

    Quyền lợi Bảo hiểm bổ sung

    Điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật

    Chăm sóc và điều trị răng

    Chăm sóc sinh đẻ và thai sản

    Tử vong/tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật

    Sự khác biệt của bảo hiểm PVI

    Nhà Bảo hiểm có uy tín, năng lực và chất lượng hàng đầu Việt nam

    Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tụy.

    Sẵn sàng hỗ trợ y tế khẩn cấp toàn cầu bởi hệ thống International SOS (hotline quốc tế: 00-84-8-38275328)

    Giải quyết bồi thường minh bạch, nhanh chóng và chính xác.

    Sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/7 bởi Văn phòng đại diện chăm sóc khách hàng Bảo hiểm Con người phía Bắc, phía Nam


    cta-banner

    BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ TƯ VẤN VIÊN GỌI LẠI CHO BẠN


    Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút


      Bảng biểu phí và quyền lợi

      Bảng quyền lợi


      cta-banner

      BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ TƯ VẤN VIÊN GỌI LẠI CHO BẠN


      Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút


        Bảng biểu phí

        Xem thêm tại đây: Xem thêm: Brochure bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

        Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm PVI CARE

        Một số thông tin theo quy tắc bảo hiểm

        1. Phạm vi địa lý được bảo hiểm

        Đối với quyền lợi Bảo hiểm Tai nạn: Toàn thế giới.

        Đối với các quyền lợi khác: Việt Nam.

        2. Đối tượng tham gia bảo hiểm

        2.1. Điều kiện tham gia bảo hiểm.

        Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam,từ 15 (mười lăm) ngày tuổi đến 60 (sáu mươi) tuổi (tính theo lần sinh nhật gần nhất). Người được bảo hiểm được tham gia đến 65 (sáu mươi lăm) tuổi với điều kiện tham gia bảo hiểm liên tục tại bảo hiểm PVI từ năm 60 (sáu mươi) tuổi và áp dụng mức phí bằng 130% mức phí cho độ tuổi từ 51- 60 tuổi).

        Người được bảo hiểm dưới 18 (mười tám) tuổi chỉ được nhận bảo hiểm với điều kiện phải tham gia bảo hiểm cùng Hợp đồng với Bố và/hoặc Mẹ, và Số tiền bảo hiểm phải bằng hoặc thấp hơn Số tiền bảo hiểm của Bố và/hoặc Mẹ (Căn cứ vào số nào thấp hơn). Ngoài ra, Người được bảo hiểm từ 15 ngày tuổi đến dưới 1 tuổi chỉ được tham gia bảo hiểm theo chương trình 1 hoặc 2 và áp dụng mức phí bằng 130% mức phí cho độ tuổi từ 1 – 3 tuổi.

        2.2. Bảo hiểm PVI không nhận bảo hiểm đối với các trường hợp sau:

        a. Người đang bị bệnh tâm thần, bệnh phong, ung thư.

        b. Người bị tàn tật hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.

        c. Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.

        3. Hợp đồng bảo hiểm khác

        Nếu tại thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm, Người được bảo hiểm được một hợp đồng bảo hiểm khác có hiệu lực chi trả cho những chi phí y tế liên quan tới cùng một thương tật, bệnh tật được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này thì Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường theo bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào có hiệu lực. Trong trường hợp chi phí y tế đã được thanh toán bởi hợp đồng khác thì Bảo hiểm PVI sẽ chỉ chi trả cho Người được bảo hiểm các khoản không được thanh toán theo hợp đồng bảo hiểm khác đó và thuộc phạm vi bảo hiểm của Quy tắc này.

        4. Phí bảo hiểm

        Phí bảo hiểm được quy định trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        Phí bảo hiểm phải được thanh toán theo thời hạn quy định trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm và theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm PVI sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường nếu phí bảo hiểm không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

        5. Ký kết, chấm dứt và tái tục Hợp đồng bảo hiểm

        5.1. Khi có yêu cầu tham gia bảo hiểm, Người được bảo hiểm / đại diện hợp pháp của Người được bảo hiểm phải điền đầy đủ, trung thực các nội dung trên Giấy yêu cầu bảo hiểm. Trên cơ sở Giấy yêu cầu bảo hiểm, Bảo hiểm PVI sẽ cấp cho mỗi Người được bảo hiểm một Giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cùng với Giấy yêu cầu bảo hiểm được coi là bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm.

        5.2. Hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm trước thời hạn bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày định chấm dứt. Bảo hiểm PVI không chấp nhận việc Người được bảo hiểm lùi ngày chấm dứt bảo hiểm đã thông báo.

        Trường hợp Người được bảo hiểm đơn phương chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn, Bảo hiểm PVI sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm chưa có yêu cầu bồi thường nào được Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm.

        Trường hợp Bảo hiểm PVI đơn phương chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn không vì nguyên nhân Người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí, Bảo hiểm PVI sẽ hoàn trả 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại nếu Người được bảo hiểm đã thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ cho Bảo hiểm PVI.

        Thời gian còn lại là khoảng thời gian tính từ ngày chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn đến ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm quy định trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm khác thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

        5.3. Khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, Bảo hiểm PVI có quyền từ chối tái tục hợp đồng hay điều chỉnh các điều kiện, quyền lợi và phí bảo hiểm trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm tái tục.

        6. Thay đổi quyền lợi bảo hiểm

        Trong thời hạn bảo hiểm, Bảo hiểm PVI không chấp nhận thay đổi hoặc bổ sung quyền lợi của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm đã ký kết. Quyền lợi bảo hiểm chỉ có thể được thay đổi hoặc bổ sung khi tái tục Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        7. Thời hạn bảo hiểm

        Thời hạn bảo hiểm áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm này là 1 năm (12 tháng) và được quy định cụ thể trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        8. Luật áp dụng

        Luật Việt Nam.

        9. Kiểm tra y tế

        Bảo hiểm PVI có quyền thông qua các chuyên viên y tế giám định y khoa tình trạng sức khỏe của Người được bảo hiểm vào bất kỳ lúc nào cần thiết, bao gồm cả trước khi nhận bảo hiểm và trong suốt thời gian phát sinh khiếu nại. Chi phí giám định y khoa sẽ do Bảo hiểm PVI chi trả.

        10. Trách nhiệm của Bảo hiểm PVI

        – Trường hợp chấm dứt bảo hiểm trước thời hạn, trách nhiệm của Bảo hiểm PVI sẽ kết thúc ngay lập tức cùng với thời điểm chấm dứt Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm, bao gồm không chi trả bảo hiểm cho chi phí y tế điều trị phát sinh hoặc bất kỳ hậu quả nào (của sự kiện bảo hiểm) xảy ra sau khi chấm dứt Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm cho dù sự kiện bảo hiểm đó phát sinh trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        – Trường hợp bảo hiểm hết hiệu lực theo đúng thời hạn bảo hiểm ghi trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm, trách nhiệm của Bảo hiểm PVI sẽ chấm dứt ngay lập tức cùng với thời điểm hết hiệu lực của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tuy nhiên Bảo hiểm PVI vẫn chịu trách nhiệm với trường hợp khiếu nại cho sự kiện bảo hiểm phát sinh trong thời gian hiệu lực bảo hiểm và/hoặc đang được Bảo hiểm PVI giải quyết (trừ trường hợp chi phí y tế điều trị phát sinh hoặc bất kỳ hậu quả nào (của sự kiện bảo hiểm) xảy ra sau khi chấm dứt Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm cho dù sự kiện bảo hiểm đó phát sinh trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm).

        11. Trách nhiệm của Người được bảo hiểm

        – Kê khai trung thực, đầy đủ các khoản mục quy định trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm theo đúng thời hạn quy định trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

        – Tuân thủ và thực hiện đầy đủ mọi điều khoản của Quy tắc bảo hiểm này.

        – Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Người được bảo hiểm hoặc thân nhân của họ phải áp dụng các biện pháp hợp lý và cần thiết để giảm thiểu hậu quả.

        – Thông báo sớm nhất những tình huống có thể dẫn đến khả năng xảy ra hoặc tăng tính nghiêm trọng của yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Trung thực trong việc khai báo và cung cấp các chứng từ chính xác về sự kiện bảo hiểm cho Bảo hiểm PVI.

        – Nếu Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp của Người được bảo hiểm không trung thực trong việc thực hiện các trách nhiệm trong Quy tắc này, Bảo hiểm PVI có quyền hủy bỏ Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm tùy theo mức độ vi phạm. Khoản phí bảo hiểm đã đóng sẽ không được hoàn lại.

        – Trong trường hợp Người được bảo hiểm/Người đại diện hợp pháp của Người được bảo hiểm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bảo hiểm PVI có quyền đề nghị cơ quan pháp luật xem xét, giải quyết.

         


        cta-banner

        BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ TƯ VẤN VIÊN GỌI LẠI CHO BẠN


        Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút


          Một số thuật ngữ

          Một số thuật ngữ trong Quy tắc bảo hiểm này được hiểu như sau:

          Sự kiện bảo hiểm: Là sự kiện khách quan được quy định trong mục Phạm vi bảo hiểm của Quy tắc bảo hiểm này mà khi sự kiện đó xảy ra, Bảo hiểm PVI phải trả tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng hợp pháp.

          Tai nạn: Là sự cố bất ngờ hay không lường trước, gây ra bởi một lực tác động từ bên ngoài lên thân thể Người được bảo hiểm và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong hoặc thương tật thân thể cho Người được bảo hiểm và ngoài sự kiểm soát và ý định của Người được bảo hiểm.

          Thương tật thân thể: Là các chấn thương gây ra trực tiếp bởi tai nạn trong suốt thời hạn bảo hiểm.

          Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Là thương tật thân thể của Người được bảo hiểm do tai nạn gây ra và theo kết luận của hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/thành phố trở lên, Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn với tỷ lệ từ 81% trở lên.

          Theo quy định của Quy tắc bảo hiểm này, Thương tật toàn bộ vĩnh viễn chỉ được xác định sau khi điều trị tổn thương thân thể gây ra thương tật đó đã kết thúc.

          Thương tật bộ phận vĩnh viễn: Là thương tật thân thể làm cho Người được bảo hiểm vĩnh viễn mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hay nhiều bộ phận của cơ thể mà không có khả năng khắc phục.

          Theo quy định của Quy tắc bảo hiểm này, Thương tật toàn bộ vĩnh viễn chỉ bao gồm những mục được liệt kê trong Phụ lục “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật” đính kèm Quy tắc và chỉ được xác định sau khi điều trị tổn thương thân thể gây ra thương tật đó đã kết thúc.

          Thương tật tạm thời: Là tình trạng mà Người được bảo hiểm bị thương tật không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc hàng ngày của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

          Ốm đau, bệnh tật: Là tình trạng cơ thể có dấu hiệu của một bệnh lý khác với tình trạng sức khỏe bình thường cần thiết phải được điều trị y tế.

          Bệnh mãn tính: là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát và không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất theo kết luận của bác sỹ điều trị.

          Bệnh có sẵn: Là những bệnh có từ trước ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm và là bệnh mà Người được bảo hiểm:

          • Đã phải điều trị trong vòng 3 năm trước ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm, hoặc;
          • Có triệu chứng về mặt y khoa, đã tồn tại và có nguồn gốc từ trước khi bảo hiểm có hiệu lực, bất kể là Người được bảo hiểm đã được điều trị hay được tư vấn khám trước đó hay chưa.

          Theo Quy tắc bảo hiểm này, ngoài các bệnh có sẵn theo định nghĩa trên, một số bệnh sau được hiểu là Bệnh có sẵn: viêm Amiđan cần phải cắt, viêm VA cần phải nạo, vẹo vách ngăn cần phẫu thuật, rối loạn tiền đình, thoái hóa khớp/đốt sống/cột sống, viêm tai giữa cần phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm, bệnh hen.

          Bệnh đặc biệt: Là các loại u bướu lành tính bệnh huyết áp, tim mạch, loét dạ dày, viêm đa khớp, loét ruột, viêm gan các loại, xơ gan, suy gan, viêm màng trong dạ con, trĩ, sỏi các loại trong hệ thống tiết niệu và đường mật, viêm xoang, bệnh đái tháo đường, Parkinson, bệnh liên quan đến hệ thống tạo máu, bệnh suy phổi, tràn khí phổi, các bệnh mạch máu não, đột quỵ, hôn mê, động kinh, Alzheimer, hội chứng mất trí nhớ, rối loạn tuyến giáp và nội tiết tuyến tụy, tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết, Lupus ban đỏ.

          Bệnh nghề nghiệp: Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động nơi Người được bảo hiểm làm việc. Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành của liên Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

          Bệnh / dị tật bẩm sinh: Là bất kỳ bệnh / dị tật nào được hình thành trên thai nhi trong quá trình mang thai của người mẹ, có tại thời điểm chào đời và có thể được cơ quan y tế mô tả dưới nhiều tên như “ bệnh bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, dị dạng và bất thường của Nhiễm sắc thể”.

          Bệnh Di truyền: Là bất kỳ bệnh nào xuất hiện ở những người có cùng huyết thống hay sự chuyển những bệnh lý của bố, mẹ cho con cái thông qua gen của bố, mẹ và/hoặc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những người có cùng huyết thống. Việc xác định bệnh di truyền phải do bác sỹ thực hiện.

          Bệnh viện: Là cơ sở y tế khám bệnh và chữa bệnh hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và:

          • Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật.
          • Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú và có hệ thống theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho các bệnh nhân điều trị nội trú.
          • Không phải là nơi để an dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc là một nơi đặc biệt chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho người già hoặc giúp đỡ cai nghiện rượu, thuốc phiện, ma tuý hoặc để điều trị rối loạn tâm thần, điều trị bệnh phong.

          Bệnh viện công lập: là cơ sở y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật và có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám bệnh.

          Phòng khám: là cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam (có giấy phép kinh doanh hợp lệ và con dấu riêng), có khả năng và phương tiện khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh.

          Các chứng từ, hóa đơn, biên lai, phiếu thu phát sinh tại các phòng khám phải tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính / Tổng cục Thuế.

          Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là Bác sỹ, Y sỹ, Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Lương y có Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp. Theo quy tắc bảo hiểm này, Bác sỹ không bao gồm bác sỹ là Người được bảo hiểm hay là vợ hoặc chồng, bố hoặc mẹ, con, anh/chị em ruột của Người được bảo hiểm.

          Nằm viện: Là việc bệnh nhân cần thiết phải điều trị trong ngày và/hoặc điều trị nội trú ít nhất 24 giờ liên tục tại cơ sở y tế và phải có giấy nhập viện và/hoặc ra viện do bệnh viện cấp, kể cả việc sinh đẻ hoặc điều trị trong thời gian mang thai.

          Điều trị nội trú: Là điều trị y tế khi Người được bảo hiểm có làm thủ tục nhập viện và nằm tại giường bệnh qua đêm. Giấy ra (xuất) viện là một trong những chứng từ cần thiết để yêu cầu chi trả bảo hiểm cho quyền lợi này.

          Điều trị trong ngày: Là việc Người được bảo hiểm cần thiết phải nhập viện để điều trị một bệnh đã được chẩn đoán xác định, có phác đồ điều trị và phát sinh chi phí giường bệnh nhưng không phải ở lại bệnh viện qua đêm.

          Phẫu thuật: Là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc bệnh tật, thai sản được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc mổ bằng thiết bị y tế trong bệnh viện, bao gồm cả hình thức mổ bằng tia laser, mổ nội soi. Các loại phẫu thuật phải thuộc danh mục phẫu thuật do Bộ Y tế Việt Nam ban hành.

          Phẫu thuật trong ngày: Là phẫu thuật để điều trị thương tật hoặc bệnh tật nhưng không đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại qua đêm để chăm sóc y khoa.

          Chi phí thông lệ và hợp lý: Là các chi phí y tế cần thiết, không vượt quá mức chi phí chung của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế có cùng mức độ trong phạm vi địa lý quy định trong Quy tắc này, ở nơi phát sinh những chi phí y tế đó, phát sinh khi cung cấp các dịch vụ y tế điều trị tương đương hoặc mức độ điều trị, dịch vụ hay việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đối với bệnh tật hoặc thương tật thân thể tương tự.

          Tiền giường điều trị: Là chi phí tiền giường nằm điều trị trong một phòng tiêu chuẩn và/ hoặc phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Bảo hiểm PVI không thanh toán các chi phí không phải là chi phí y tế như điện thoại, báo chí, tiếp khách, mỹ phẩm.

          Phòng tiêu chuẩn: Theo Quy tắc bảo hiểm này, phòng tiêu chuẩn được giới hạn tới loại phòng đơn có giá thấp nhất tại cơ sở y tế điều trị, không bao gồm các loại phòng theo yêu cầu, phòng VIP và bao phòng.

          Thuốc kê theo đơn của bác sỹ: Là những loại thuốc được bác sỹ kê đơn theo quy chế kê đơn thuốc hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam và quy định của pháp luật.

          Lần khám/điều trị: Là việc khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hay các thủ thuật thăm dò khác và thuốc điều trị được chỉ định bởi một bác sỹ tại một thời điểm.

          • Trường hợp nhiều bác sỹ chuyên khoa cùng hội chẩn trước một người bệnh theo quy chế bệnh viện thì chỉ được tính là một lần khám/ điều trị
          • Trường hợp người bệnh phải khám thêm một số chuyên khoa khác và có chỉ định của bác sỹ trong cùng một cơ sở y tế, trong một lần khám thì mỗi chuyên khoa được coi là một lần khám/ điều trị.

          – Chăm sóc y tế tại nhà: Là các dịch vụ chăm sóc y tế của một y tá được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp được thực hiện tại nhà của Người được bảo hiểm và ngay sau khi ra viện (thời gian nằm viện tối thiểu là 7 ngày). Dịch vụ này phải được thực hiện theo chỉ định của bác sỹ điều trị vì những lý do đặc thù của ngành y.

          Chi phí trước khi nhập viện: Là các chi phí khám bệnh và sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định của bác sỹ, liên quan trực tiếp đến bệnh/thương tật cần phải nhập viện và cần theo dõi, chỉ được chấp nhận một lần gần nhất trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện.

          Chi phí điều trị sau khi xuất viện: Là các chi phí điều trị ngay sau khi xuất viện theo chỉ định của bác sỹ nhưng tối đa không vượt quá 30 ngày và liên quan trực tiếp đến việc điều trị nội trú trước đó. Các chi phí này bao gồm phí khám, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cơ bản và thuốc.

          Thai kỳ: Là quá trình kể từ ngày đầu tiên thụ thai theo chẩn đoán của bác sỹ cho đến khi sinh.

          Bộ phận / Dụng cụ giả: Là bộ phận / dụng cụ nhân tạo thay thế cho các bộ phận của cơ thể.

          Dụng cụ/ thiết bị y tế hỗ trợ điều trị: Là các dụng cụ / thiết bị y tế

          • Được đặt/cấy/trồng vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể để hỗ trợ cho chức năng hoạt động của bộ phận đó và/hoặc hỗ trợ cho việc điều trị và phẫu thuật (trừ trường hợp điều trị thương tật do tai nạn), bao gồm nhưng không giới hạn ở stent, van tim, bóng nong, đĩa đệm, nẹp, vis, chốt treo, máy tạo nhịp tim;
          • Được sử dụng bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng vận động hoặc các chức năng khác của cơ thể bao gồm nhưng không giới hạn ở nạng, nẹp, xe lăn, xe đẩy, thiết bị trợ thính, kính thuốc, máy hỗ trợ tim và các dụng cụ chỉnh hình thẩm mỹ khác

          Điều trị phục hồi chức năng: Là một phần chương trình điều trị của bệnh nhân nội trú dưới sự giám sát của bác sĩ và phải là chương trình điều trị phục hồi đã được công nhận, nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hay chức nang sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh. Điều trị phục hồi chức năng bao gồm điều trị nội khoa dung thuốc, ngoại khoa – phẫu thuật và nhiều kỹ thuật khác, trong đó có kỹ thuật vật lý trị liệu.

          Vật lý trị liệu: Là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như nước, không khí, nhiệt độ, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp…, không bao gồm massage, spa, chỉnh hình thẩm mỹ.

          Dịch bệnh: Theo công bố của Cơ quan chức năng cấp Trung ương.

          Số tiền bảo hiểm: Là số tiền bồi thường tối đa ghi trong Bảng quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe Toàn diện của Bảo hiểm PVI có thể được chi trả trong 01 năm bảo hiểm cho mỗi Người được bảo hiểm / Người thụ hưởng hợp pháp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

          Giới hạn trách nhiệm chi tiết (Giới hạn phụ): Là giới hạn bồi thường tối đa có thể trả cho từng quyền lợi bảo hiểm được quy định chi tiết trong Bảng quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe Toàn diện. Tuy nhiên tổng các giới hạn chi tiết không vượt quá Số tiền bảo hiểm.

          Người được bảo hiểm: Là cá nhân đã hoàn thành việc kê khai hoặc tên của họ được kê khai trong giấy yêu cầu tham gia bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm đã được xác nhận, hoặc là người có tên trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

          Thời gian chờ: Là khoảng thời gian mà Chủ hợp đồng / Người được bảo hiểm không được thanh toán cho một quyền lợi bảo hiểm cụ thể, bao gồm cả những sự kiện bảo hiểm phát sinh trong thời gian chờ nhưng hậu quả xảy ra ngoài thời gian chờ hoặc việc điều trị kéo dài ngoài thời gian chờ và trong thời hạn bảo hiểm. Thời gian chờ áp dụng cho một quyền lợi nào thì phải được thể hiện trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm tương ứng với quyền lợi đó.

          Tái tục liên tục: Là việc Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm mới có quyền lợi thấp hơn hoặc bằng quyền lợi bảo hiểm của Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đã tham gia trước đó và có ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm vào đúng ngày kế tiếp sau ngày hết hạn bảo hiểm của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đã tham gia trước đó tại Bảo hiểm PVI.

          Đồng chi trả: Đồng chi trả là số tiền theo tỷ lệ mà Bảo hiểm PVI và Người được bảo hiểm cùng chi trả khi phát sinh chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. Phần chi trả của Bảo hiểm PVI được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trên các mức giới hạn phụ của quyền lợi điều trị nội trú / điều trị ngoại trú tùy theo mức nào thấp hơn thì được áp dụng. Giới hạn chi phí được bảo hiểm sau khi đồng chi trả tối đa bằng Số tiền bảo hiểm quy định trong Bảng quyền lợi bảo hiểm.

          Xem chi tiết tại đây: Quy tắc bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI


          cta-banner

          BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ TƯ VẤN VIÊN GỌI LẠI CHO BẠN


          Gửi thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong 2 phút


            Thủ tục thanh toán và bồi thường

            1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

            Khi yêu cầu Bảo hiểm PVI trả tiền bồi thường, Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp phải gửi cho Bảo hiểm PVI các chứng từ sau đây:

            – Giấy đề nghị trả tiền bảo hiểm.

            – Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc Công an nơi Người được bảo hiểm bị tai nạn và giấy tờ xe gồm: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe trong trường hợp bị tai nạn khi đang điều khiển phương tiện giao thông (bản chính hoặc bản sao có xác nhận hợp lệ hoặc xác nhận đã đối chiếu bản gốc của Bảo hiểm PVI).

            – Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật), sổ khám bệnh, đơn thuốc, phiếu xét nghiệm… Trường hợp không cung cấp được bản chính thì cung cấp bản sao có xác nhận hợp lệ hoặc xác nhận đã đối chiếu bản gốc của Bảo hiểm PVI.

            – Các chứng từ thanh toán (bản gốc theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế): hoá đơn, biên lại thu tiền, phiếu thu, chứng từ hợp lệ khác.

            – Giấy chứng tử (bản chính hoặc bản sao có xác nhận hợp lệ hoặc xác nhận đã đối chiếu bản gốc của Bảo hiểm PVI) và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp trong trường hợp Người được bảo hiểm tử vong.

            – Trường hợp Người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

            Tất cả các thông tin, bằng chứng chứng từ mà Bảo hiểm PVI yêu cầu phải được cung cấp miễn phí và theo hình thức mẫu do Bảo hiểm PVI đưa ra. Khi giải quyết bồi thường, nếu được yêu cầu, người được bảo hiểm phải nhanh chóng thực hiện giám định y tế với sự chỉ định và chi phí của Bảo hiểm PVI.

            2. Thời hạn yêu cầu trả tiền bồi thường

            Trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp phải gửi đến Bảo hiểm PVI hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên, Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ mất quyền yêu cầu trả tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng.

            3. Thời hạn giải quyết yêu cầu trả tiền bảo hiểm

            Bảo hiểm PVI có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ trừ khi có thỏa thuận khác.

            4. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện

            Thời hạn Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp yêu cầu Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm là 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.

            Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm kể từ thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.

            Tài liệu tham khảo

            1/ Quy tắc bảo hiểm sức khỏe PVI

            2/ Bảng biểu phí bảo hiểm sức khỏe PVI

            3/ Bảng quyền lợi bảo hiểm sức khỏe PVI

            4/ Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm sức khỏe PVI

            5/ Mẫu giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm sức khỏe PVI

            cta-banner

            Liên hệ và tư vấn

            Sau khi quý khách hàng đã tìm hiểu về sản phẩm và quý khách hàng cần tư vấn hoặc liên hệ mua bảo hiểm, quý khách hàng vui lòng làm theo các cách sau đây:

            1/ Cách 1: Gửi hỗ trợ hoặc thông tin qua các form trên bài viết hoặc website.

            2/ Cách 2: Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

            3/ Cách 3: Gửi email yêu cầu tới hòm thư: kinhdoanh@ibaohiem.vn nội dung yêu cầu được tư vấn hoặc giải đáp. Lưu ý: quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để tư vấn viên có thể liên hệ một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

            4/ Cách 4: Gửi tin nhắn Viber hoặc zalo qua số điện thoại: 0966 490 888 với nội dung là cần hỗ trợ hoặc tư vấn.

            Sau khi nhận được yêu cầu quý khách hàng tư vấn viên của IBAOHIEM sẽ liên hệ sớm nhất để hỗ trợ quý khách hàng.

            Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm PVI Care

             

            Liên hệ nhanh

              ...
              @!-/#Chào mỪng1
              @!-/#Chào mỪng1